Đêm trăng tròn mà không nghe nhạc Trung thu thì hơi phí!

4.4/5 - (18 votes)

Chỉ còn mấy ngày nữa là đến Tết Trung Thu, chắc hẳn các trường học đang khẩn trương chuẩn bị tiết mục văn nghệ để tổ chức lễ hội trăng Rằm. Và dĩ nhiên, những bản nhạc Trung thu sẽ được nhiều người quan tâm và tìm kiếm nhất. Nếu bạn cũng nằm trong số đó, hãy cùng với Nhac.vn tìm hiểu các bài hát Trung thu ngay dưới đây nhé.

Nhạc Trung thu “Chiếc đèn ông sao”

Nói đến nhạc thiếu nhi Trung thu không thể không nhắc đến bài hát “Chiếc đèn ông sao”. Đây là ca khúc quá đỗi quen thuộc đối với các thế hệ thiếu nhi ở Việt Nam cứ vào đêm trăng Rằm.

Chiếc đèn ông sao là ca khúc quá đỗi quen thuộc đối với các thế hệ thiếu nhi ở Việt Nam cứ vào đêm trăng Rằm

Bài hát này do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào năm 1956. Nhạc sĩ chia sẻ, ông viết bài hát này với tất cả tình yêu mình dành cho thế hệ mầm non của đất nước. Bài hát khơi gợi được tiếng trống rộn ràng, không khí ngập tràn màu sắc tươi vui.

Bài hát “Chiếc đèn ông sao” đã nuôi dưỡng tâm hồn của bao thế hệ mầm non tương lai của đất Việt. Tính từ thời điểm sáng tác cho tới nay đã hơn 60 năm, bài hát vẫn sống mãi với thời gian.

 Cứ vào đêm hội trăng Rằm, nhà nhà người người đều bật ca khúc quen thuộc này để cùng nhau phá cỗ, đắm chìm trong cái Tết đoàn viên cùng người thân và gia đình.

Nhạc Trung thu “Rước đèn tháng Tám”

“Rước đèn tháng Tám” cũng là nhạc Tết Trung thu hay, được bao bạn nhỏ cất lên vào đêm hội rước đèn cùng nhau. Bài hát do nhạc sĩ Đức Quỳnh sáng tác, kể về tuổi thơ được rước đèn cùng bạn bè tại các ngõ xóm.

Mỗi lần bật bài hát “Rước đèn tháng Tám” lên, từ trẻ đến già đều như được trở về tuổi thơ. Tất cả đều được sống lại trong khí khí vui tươi, rộn ràng với tiếng trống và điệu múa lân.

Bài hát do nhạc sĩ Đức Quỳnh sáng tác, kể về tuổi thơ được rước đèn cùng bạn bè tại các ngõ xóm

Cho tới, nhạc Trung thu này vẫn là bài hát hay và ý nghĩa dành cho các bạn thiếu nhi mỗi dịp rằm tháng Tám về. Bài hát đã diễn tả niềm hân hoan và vui sướng của trẻ nhỏ khi được cầm trên tay chiếc đèn lồng. Rồi được quay quần bên bạn bè, người thân để phá cỗ giống như bữa tiệc sinh nhật của mình vậy.

Nhạc Trung thu “Thằng Cuội”

Nhạc Trung thu vui nhộn “Thằng Cuội” là đứa con tinh thần của nhạc sĩ Lê Thương. Bài hát được nhiều em nhỏ yêu mến và đồng thanh hát ca mỗi dịp Rằm tháng Tám đến. Bài hát đẹp tựa bức tranh cổ tích đầy màu sắc mà vẫn toát lên vẻ dung dị đời thường.

“Thằng Cuội” là đứa con tinh thần của nhạc sĩ Lê Thương

“Thằng Cuội” là bài hát hay nhất, có thể khắc họa chân thực nhất hình ảnh Chú Cuội ngồi trên cung trăng đợi chị Hằng đến. Bài hát sử dụng ca từ gần gũi và thân thuộc với cuộc sống thường ngày. Nhờ đó, giúp “Thằng Cuội” sống mãi với thời gian, cuốn hút được bao thế hệ mầm non của đất nước.

Nhạc Trung Thu “Ông trăng xuống chơi”

“Ông trăng xuống chơi” cũng là ca khúc được nhiều bạn nhỏ yêu thích và nghe nhiều vào dịp Tết Trung thu. Bài hát mang âm hưởng đồng dao rất bắt tai và độc đáo. Mới nghe qua lời bài hát trông rất ngây ngô nhưng nó lại hàm chứa triết lý mà nhạc sĩ muốn truyền tải.

“Ông trăng xuống chơi” cũng là ca khúc được nhiều bạn nhỏ yêu thích và nghe nhiều vào dịp Tết Trung thu

Đó là triết lý “cho và nhận”. Cuộc sống bây giờ con người sống với nhau như vỏ bọc hào phóng của sự ích kỷ. Xã hội sẽ không thể chia sẻ được một cách trọn vẹn và nới rộng hạnh phúc chân thực nếu con người vẫn có nhu cầu được đền ơn.

Nhạc Trung Thu “Vầng trăng cổ tích”

“Vầng trăng cổ tích” cũng là bài hát sống mãi với thời gian. Cứ mỗi dịp rằm tháng Tám về lại vang lên ca khúc quen thuộc này. Giai điệu bài hát hồn nhiên và trong sáng. Ca từ bài hát kể về câu chuyện thú vị của một cậu bé ngồi ngắm trăng Rằm.

Giai điệu bài hát hồn nhiên và trong sáng

Bài hát “Vầng trăng cổ tích” tái hiện đầy đủ các hình ảnh như: Cây đa, chú cuội, vầng trăng. Nhờ đó, khi cất lên ca khúc người nghe sẽ cảm nhận được một đêm trăng bình yên đầy chất thơ.

Nhạc Trung thu “Tết suối hồng”

Nhắc đến list nhạc Trung thu sôi động không thể thiếu bài hát “Tết suối hồng” của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Bài hát của nhạc sĩ nhận được sự yêu thích của bao thế hệ từ trẻ đến già.

Bài hát “Tết suối hồng” của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn

Giai điệu bài hát tươi vui, rộn ràng, khắc họa được rõ nét khung cảnh trong đêm rước đèn Trung thu. Những chiếc đèn lồng sặc sỡ màu sắc rải đầy khắp mọi nẻo đường, các con phố.

Nhạc Trung thu “Đêm trung thu”

Đây cũng là bài hát góp một phần nhỏ trong việc khuấy động sự vui tươi và rộn ràng cho đêm hội trăng Rằm của các em nhỏ. Ca từ bài hát ngắn gọn, giản dị, dễ nghe, dễ nhớ và dễ thuộc lời. Bài hát đã đi vào ký ức tuổi thơ của bao thế hệ thế hệ mầm non tương lai của đất nước.

Ca từ bài hát ngắn gọn, giản dị, dễ nghe, dễ nhớ và dễ thuộc lời

Nhạc Trung thu “Em đi rước đèn”

Cũng về chủ đề rước đèn vào đêm trăng Rằm nhưng bài hát “Em đi rước đèn” vẫn nhận được sự yêu mến của các em nhỏ. Khắp các ngõ ngách, phố phường vang lên tiếng hát trong trẻo của các hẻm nhỏ.

Lời bài hát gợi về những ký ức của tuổi thơ cùng bạn bè rước đèn và phá cỗ

Lời bài hát gợi về những ký ức của tuổi thơ cùng bạn bè rước đèn và phá cỗ. Trong bài hát cũng có sự xuất hiện của các hình ảnh quen thuộc của Tết Trung thu như: Đèn lồng, tiếng trống rộn rã.

=> Nghe ca khúc Rước đèn tháng 8 do bé Xuân Mai thể hiện ở đây

Nhạc Trung thu “Vầng trăng yêu thương”

Đã nghe nhạc Trung thu mà bỏ sót “Vầng trăng yêu thương” thì còn gọi gì là rằm tháng Tám nữa. Giai điệu bài hát nhịp nhàng, ca từ trong trẻo và hồn nhiên. “Vầng trăng yêu thương” giống như bức tranh sống động kể về khung cảnh thanh bình của đêm trăng rằm tháng Tám. Nơi đây có ánh trăng vằng vặc, có mây và có gió.

Như vậy, Nhac.vn đã cùng với các bạn chia sẻ xong danh sách nhạc Trung thu đáng nghe nhất vào dịp rằm tháng Tám sắp tới. Cập nhật trang tin Nhac.vn để tìm hiểu các thông tin về âm nhạc Việt Nam và thế giới nhiều hơn nhé.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*