Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu nhất trong số các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước. Ông đã để lại cho nền thơ ca nước nhà nhiều bài thơ nổi tiếng như: Đất và khát vọng, trường ca,….Dưới đây, Nhac.vn sẽ tổng hợp vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ cho các bạn tham khảo nhé.
Tóm tắt lý lịch nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Khoa Điềm còn có tên gọi khác là Nguyễn Hải Dương. Ông sinh ngày 15/4/1943, tại thôn Ưu Điềm, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bố của nhà thơ là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan lớn Nội tán Nguyễn Khoa Đăng.
Ông là nhà thơ và nhà chính trị Việt Nam, nguyên là Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Là bí thư Trung ương Đảng Cộng Sản khóa IX. Là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X và nguyên là bộ trưởng bộ Văn hóa và Thông tin.
=> Xem Cách Làm Podcast Trên Điện Thoại Đơn Giản Trong 3 Phút
Ngay từ khi còn nhỏ, tác giả “Đất nước Nguyễn Khoa Điềm” theo học ở quê hương Thừa Thiên Huế. Tới năm 1955, nhà thơ ra miền Bắc học ở trường học sinh miền Nam. Sau này, ông đã tốt nghiệp cùng một lứa với nhà thơ Lê Anh Xuân và Phạm Tiến Duật vào năm 1964.
Trong thời gian theo học ở miền Nam, nhà thơ đã tích cực tham gia các phong trào học sinh, sinh viên ở Huế. Ngoài ra, ông đã tham gia xây dựng cơ sở Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, tham gia quân đội, làm thơ, viết báo đến năm 1975.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng bị bắt tạm giam ở nhà lao Thừa Phủ. Cho tới chiến dịch Mậu Thân năm 1968, nhà thơ được giải thoát và quay trở về tiếp tục hoạt động. Cũng chính thời điểm này, ông mới bắt đầu sáng tác thơ ca kháng chiến chống Mỹ.
Năm 1975, ông trở thành hội viên chính thức của hội Nhà văn Việt Nam. Sau năm 1975, nhà thơ công tác tại Đoàn Thanh niên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trở thành chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Bình – Trị – Thiên và phó bí thư Thường trực tỉnh Thừa Thiên Huế.
=> Xem Apple Podcasts Là Gì? Cách Để Đưa Podcast lên Apple Podcasts?
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có mặt tại BCH hội Nhà văn Việt Nam khóa III. Đến năm 1994, nhà thơ ra Hà Nội và được bầu làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Đến năm 1995, nhà thơ được bầu làm Tổng Thư ký của Hội Nhà văn Việt Nam khóa thứ V.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc toàn Đảng lần thứ VIII, nhà thơ được bầu vào Ban chấp hành Trung ương. Nguyễn Khoa Điềm là đại biểu Quốc hội của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa thứ X.
Đến năm 2001, nhà thơ trở thành ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương và trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Đến hiện tại, nhà thơ tài năng đã nghỉ hưu và sống ở quê hương của mình là Thừa Thiên Huế.
=> Nghe ca khúc Huế Thương do ca sĩ Hương Lan thể hiện ở đây
Cuộc sống gia đình Nguyễn Khoa Điềm
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học và yêu nước. Thân cụ của nhà thơ là Nguyễn Khoa Đăng, là một ông quan nội giám giỏi được dân gian ca tụng.
Còn ông nội của nhà thơ cũng là quan văn võ, ông là quan bố chánh. Cụ nội ông là nhà nho có tinh thần yêu nước bất diệt. Đã từng được bầu vào viện dân biểu Trung kỳ do cụ ông Huỳnh Thúc Kháng làm viện trưởng. Bà cụ nội của nhà thơ cũng là con nhà dòng dõi – cháu nội của vua Minh Mạng
=> Tìm Hiểu 7 Podcast Tiếng Trung Miễn Phí Mà Bạn Nên Nghe
Phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm
Phong cách thơ của nhà thơ được lấy cảm hứng từ con người, quê hương và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Việt nam. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm được lấy từ chất liệu văn học và được tỏa sáng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Những bài thơ của ông đều thể hiện rõ phẩm chất con người Việt Nam. Thơ ông toát lên tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân Việt Nam. Tiểu biểu là các tác phẩm như: Bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát vọng, ngôi nhà có ngọn lửa ấm, đất ngoại ô,…
“Đứa con tinh thần” làm nên tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm chính là bài thơ Đất nước. Bài thơ ra đời vào năm 1971, trên chiến trường Bình – Trị – Thiên Huế. Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân ca và ca dao vào trong bài thơ. “Đất nước” của tác giả đã được đưa vào sách giáo khoa ngữ văn để giảng dạy cho bao thế hệ học sinh thế hệ tương lai.
Các tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Một số tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có thể kể đến như:
– Bếp lửa rừng.
– Báo động.
– Cái nền căm hờn.
– Bước chân – Ngọn đèn.
– Cát trắng Phú Vang.
– Con chim thời gian.
– Chiều Hương Giang.
– Khẩu súng, con gà đất và cây kèn.
– Mặt đường khát vọng.
– Đất ngoại ô.
– Ngôi nhà có ngọn lửa ấm.
– Đất và khát vọng.
– Trường ca.
– Cửa thép.
– Thơ Nguyễn Khoa Điềm.
– Đất nước.
– Giặc Mỹ.
– Gửi anh Tường.
– Hồi kết cuộc.
– Hình dung về Chê Ghêvara.
– Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
– Khoảng trời yêu dấu.
– Lời chào.
– Màu xanh lên đường.
– Ngày xui.
– Mùa xuân ở A Đời.
– Người con gái chằm nón bài thơ.
– Nghĩ về một nhãn hiệu.
– Nơi Bác từng qua.
– Tháp chạp ở Hồng Trường.
– Tiễn bạn cuối mùa đông.
– Tình ca.
– Thưa mẹ con đi.
– Tôi lại đi đường này.
– Trên núi sông.
– Từ những gì các anh trao.
– Xanh xanh bóng núi.
– Xuống đường.
– Tuổi trẻ không yên.
Thành tích đạt được của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Với những khối lượng tác phẩm đồ sộ kể trên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đạt được một số thành tích đáng kể như:
– Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô với tập thơ “Cõi lặng” vào năm 2010.
– Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ nổi tiếng “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”.
Như vậy, Nhac.vn đã cùng với các bạn tìm hiểu xong một số nét về tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Tiếp tục theo dõi Nhac.vn để được cập nhật những tin tức về các nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam nhé.
Leave a Reply